Câu hỏi: Cách phân biệt bồ câu trống mái
Trả lời:
Để phân biệt được bồ câu trống và bồ câu mái thì có rất nhiều cách tuy nhiên các cách đôi khi chỉ mang tính chất tương đối vì nhiều khi những người nuôi bồ câu lâu năm vẫn bị nhầm lẫn khi phân biệt giữa bồ câu mái và bồ câu trống. Một số cách nhận biết bồ câu mái và bồ câu trống theo kinh nghiệm nuôi chim bồ câu các bạn có thể tham khảo:
- Phân biệt qua việc bồ câu gù mái: bồ câu khi có hiện tượng gù mái như xù xông, lông đuôi xòe ra, đầu gật gù đi lòng vòng chạy theo các con bồ câu khác và có tiếng kêu gru .. gru ... to rõ thì có thể chắc chắn đó là chim bồ câu trống. Chim bồ câu mái khi được con trống "tán tỉnh" thì sẽ đưa ra một trong hai lựa chọn. Thứ nhất là bồ câu mái không thích con trống nên sẽ chạy đi. Thứ hai là bồ câu mái chịu trống sẽ nằm xuống phát ra tiềng gu .. gu ... nhẹ như là lời chấp nhận đối với con trống. Cách phân biệt này không tuyệt đối có thể biết được con mái nhưng chắc chắn sẽ biết được đâu là con trống.
- Phân biệt dựa vào ngón chân: để chân của bồ câu đặt nhẹ lên bàn tay, nếu thấy ngón A của chân con chim dài hơn ngón C thì đó là chim trống. Còn nếu ngón A và ngon C dài xấp xỉ nhau thì đó là chim mái.
- Phân biệt dựa vào hình dáng bên ngoài: Chim bồ câu mái thường có thân hình nhỏ nhắn, đầu và mỏ thon dài, mỏ nhỏ từ gốc mỏ và nhỏ dần về đầu mỏ. Khi còn theo mẹ, gốc mỏ và đầu mỏ của bồ câu mái rộng tương đương nhau. Trong khi đó, ở cùng giai đoạn này, gốc mỏ của bồ câu trống to hẳn lên. Nếu so sánh thì bồ câu trống thường có thân hình to lớn, cổ to, đầu và mỏ to thô, nhanh nhẹn hoạt bát hơn.
- Phân biệt qua lỗ hậu môn: lỗ hậu môn của chim trống thường sẽ lồi ra, còn lỗ hậu môn của chim mái sẽ phẳng.
- Phân biệt bằng xương chậu: dùng ngón tay trỏ sờ vào vùng xương chậu của chim. Nếu chim đã đẻ thì có thể thấy vùng xương chậu này rất rộng và có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, đói với chim mái chưa từng đẻ thì bạn cần phải so sánh với một số chim khác cùng lứa sẽ thấy những con có xương chậu rộng và có những con có xương chậu hẹp. Con có xương chậu rộng là chim mái, chim có xương chậu hẹp là chim trống.
- Phân biệt qua phản xạ khi chim thành thục: sử dụng 1 tay giữ chân chim, tay còn lại kéo mỏ chúng xuống phía dưới 1 cách nhẹ nhàng và từ từ để mô phỏng phản xạ lúc chim trống đạp mái. Các bạn nhớ là phải để chim nhẹ nhàng không được để chim bị sợ khi thực hiện cách này. Nếu thấy chim quắp đuôi xuống thì là chim trống, nếu thấy vểnh đuôi lên là chim mái.
Thông tin thêm
Có những trường hợp ghép nhầm 2 chim trống với nhau. Thường thì 2 chim trống ghép cặp với nhau sẽ đánh nhau nhưng nếu chúng không đánh nhau thì rất dễ xảy ra tình trạng cả 2 con chim đều gù mái. Tức là bạn sẽ thấy có lúc thì con này nhảy lên lưng con kia để đạp mái và ngược lại. Trường hợp này chắc chắn là bạn ghép nhầm 2 chim trống rồi nên không cần phải bàn cãi nữa.
Câu hỏi tương tự: Cách phân biệt bồ câu trống mái
- Cách phân biệt bồ câu trống mái
- Cách phân biệt bồ câu trống và mái
- Cách phân biệt bồ câu trống mái dễ nhất
- Cách phân biệt bồ câu pháp trống mái
- Cách phân biệt bồ câu gà trống mái
- Cách phân biệt bồ câu trống hay mái
- Cách nhận biết bồ câu trống mái
- Cách nhận biết bồ câu trống và mái
- Cách phân biệt bồ câu trống
- Cách phân biệt bồ câu đực cái
- Kàm sao phân biệt bồ câu trống mái
- Cách phân biệt bồ câu đực và cái