Banner tư vấn xklđ

Chào mừng các bạn đến với blog của Mactech Việt Nam. Hi vọng thông tin trên blog sẽ hữu ích với các ban. Nếu các bạn thấy hay hãy để lại comment hoặc share bài viết để ủng hộ Mactech. Cảm ơn các bạn!

Bài viết mới từ Mactech:


Bệnh gumboro ở gà, nguyên nhân và cách chữa cụ thể

Bệnh Gumboro hay còn gọi là bệnh gum là một bệnh mà những người chăn nuôi gà khá quen thuộc. Bệnh này có khả năng lây lan nhanh gây thiệt hại kinh tế lớn. Kể cả khi đã khắc phục được, gà cũng sẽ bị ảnh hưởng về sau này. Trong bài viết này Mactech sẽ giúp các bạn biết bệnh gumboro ở gà là bệnh gì, nguyên nhân cũng như cách chữa bệnh gumboro một cách cụ thể.

Bệnh gumboro ở gà

Bệnh Gumboro ở gà là một bệnh đã được phát hiện từ lâu với tên đầy đủ là Infectious Bursal Disease hay ở Việt Nam còn gọi là bệnh IDB. Bệnh này là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Birnaviridae gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng ra toàn đàn chỉ sau 2 - 3 ngày, bệnh gumboro gây chết với tỉ lệ chỉ 20 - 30% nhưng lại khiến gà bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến kế phát nhiều bệnh khác. Khi gà bị kế phát các bệnh khác thì tỉ lệ chết rất cao, gây thiệt hại kinh tế lớn. Vì lý do này, khi phát hiện bệnh gumboro trên gà cần có biện phát chữa trị, xử lý ngay để giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Xem thêm: Con gà tây tiếng anh gọi là gì

Triệu chứng bệnh Gumboro trên gà

  • Bỏ ăn tụ lại một chỗ
  • Đầu gục xuống
  • Đi ngoài phân trắng nhớt
  • Sốt cao
  • Lông gần hậu môn dính phân
  • Tỉ lệ chết tăng dần theo ngày
  • Mổ khám sẽ thấy túi Fabricius viêm sưng, xuất huyết
  • Xuất huyết cơ đùi, ngực
  • Dạ dày tuyến và lá lách sưng to
  • Thận chuyển sang màu nhợt nhạt

Phác đồ điều trị bệnh Gumboro ở gà

Các bệnh do virus gây ra không có thuốc đặc trị mà đều cần cơ thể của gà tự sản sinh ra kháng thể tiêu diệt virus. Phác đồ điều trị khi phát hiện gà bị gumboro như sau:
  • Tiêm kháng thể KTG ngay cho đàn gà với liều lượng 1cc/con.
  • Bổ sung các loại thuốc bổ cho gà để gà đủ sức chống chịu đến khi hết bệnh. Một số loại thuốc có thể dùng như Gluco-C, B-Complex, ... Lưu ý là nên pha vào nước cho gà uống, đặt máng nước xuống dưới sàn vì gà bị gumboro sẽ gục đầu và khó uống nước trên máng treo.

Phòng bệnh gumboro

Mọi người vẫn nói phòng bệnh hơn chữa bệnh và bệnh này vẫn có thể phòng được. Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc xun guboro cho gà con lúc 5 ngày tuổi, tiêm nhắc lại vào lúc 14 và 23 ngày tuổi. Ngoài ra, trong quá trình chăn nuôi nên đảm bảo chăn nuôi đúng kỹ thuật, mật độ nuôi nhốt hợp lý, chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh cho đàn gà.
Với các thông tin trên, hi vọng các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh gum trên gà. Lưu ý là phác đồ điều trị trên chỉ áp dụng khi gà bị nhiễm gumboro không kế phát các bệnh khác. Nếu bị kế phát bệnh khác thì nên có biện pháp điều trị tùy theo triệu trứng mà các bạn gặp phải.

Bệnh New ở gà là bệnh gì? Triệu chứng thế nào và có chữa được không

Nhiều bạn thắc mắc bệnh New ở gà là bệnh gì? Triệu chứng của bệnh New như thế nào và có chữa được không, nếu chữa được thì chữa như thế nào. Trong bài viết này, Mactech sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh này cũng như cách chữa cụ thể.
Bệnh New ở gà là bệnh gì

Bệnh New ở gà là bệnh gì

Bệnh New ở gà là một bệnh do virus paramyxo gây ra, bệnh này xuất hiện rất phổ biến trên gà với nhiều tên gọi khác nhau như bệnh Newcastle, bệnh gà rù, gà toi và nhiều nơi còn gọi là dịch tả gà vì gà cũng có dấu hiệu bị đi ngoài. Bệnh này rất nguy hiểm vì khả năng lây lan nhanh gây thiệt hại kinh tế lớn. Rất nhiều bạn gặp bệnh này ở đàn gà đã đưa ra nhận định "bệnh không chữa được đâu, gà nhiễm bệnh xác định là chết 90%, 10% còn sống thì còi cọc chậm lớn". Từ đây các bạn cũng đã có thể thấy bệnh New ở gà nguy hiểm như thế nào rồi đúng không.
Bệnh New ở gà là bệnh gì

Triệu chứng của bệnh New ở gà

Bệnh New ở gà có nhiều triệu chứng như xù lông, đi ngoài phân trắng xanh, mào tím tái, ủ rũ bỏ ăn, khò khè chảy nước mắt nước mũi. Khi gà bị nặng có thể có các triệu chứng về thần kinh như bị nghẹo đầu, vặn đầu ra sau, đi vòng tròn, đi giật lùi, mổ không trúng thức ăn, ...
Bệnh New ở gà thường có 2 thế là thể cấp tính và thể mãn tính. Thể cấp tính là lúc gà mới bị nhiễm bệnh có các dấu hiệu khá rõ rệt của bệnh như vừa kể trên. Còn thể mãn tính là gà vẫn có bệnh trong người nhưng khi nào đề kháng kém bệnh lại tái phát nhưng triệu chứng bệnh nhẹ hơn. Ngoài hai thể cấp tính và mãn tính thì còn có thể quá cấp, khi gà chuyển sang thể quá cấp tức là tình trạng gà bệnh trở nên rất nặng có thể chết rất nhanh chỉ sau 2 - 3 giờ phát bệnh. 
Bệnh New ở gà là bệnh gì

Bệnh New có chữa được không

Bệnh New ở gà là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Các bạn nếu từng bị sốt virus rồi thì sẽ hiểu ngay, khi cơ thể bị virus tấn công thì cách duy nhất là để cơ thể sinh ra kháng thể tiêu diệt virus chứ không có thuốc nào diệt được virus. Ở gà cũng vậy, những bệnh do virus gây ra không có thuốc chữa ví dụ như bệnh New hoặc bệnh Gumboro. Mặc dù không có thuốc chữa nhưng bệnh New không phải là không chữa được. Để chữa bệnh bệnh New ở gà, các bạn cần phải giúp gà tăng lực, tăng sức đề kháng để chống chịu được bệnh trong thời gian cơ thể sinh ra kháng thể. Bên cạnh đó, cần đảm bảo phòng các bệnh kế phát khác nếu không tình trạng bệnh sẽ ngày càng kém đi. 
Để tăng lực, tăng đề kháng thì bạn nên dùng các loại thuốc như chất điện giải, giải độc gan thận, supervitamin, đường Gluco-KC pha vào nước cho gà uống. Để phòng các bệnh kế phát bạn nên tiêm ngay cho gà kháng thể KTG để phòng bệnh Gumboro, sau khi tiêm phòng Gumboro 2 ngày bạn nên tiêm cho gà vắc xin Newcastle để cơ thể nhanh chóng sinh ra nhiều kháng thể hơn. 
Bệnh New ở gà là bệnh gì

Phòng bệnh New ở gà

Bệnh Newcastle là bệnh không có thuốc chữa và tỉ lệ chữa khỏi cũng không phải quá cao tuy nhiên bạn có thể phòng bệnh này cho gà. Để phòng bệnh New ở gà cách tốt nhất vẫn là dùng vắc xin Newcastle, bạn nên sử dụng vắc xin vào ngày tuổi thứ 7, 21 và 60. Liều lượng sử dụng vắc xin theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.
Với các thông tin trên, hi vọng các bạn không còn thắc mắc về bệnh này và không còn lo sợ khi gà mắc phải bệnh New nữa. Chúc các bạn chăn nuôi thành công!

Cách ấp trứng gà bằng bóng đèn điện, nguyên lý và cách thực hiện

Nhiều bạn thắc mắc về nguyên lý của cách ấp trứng gà bằng bóng đèn điện như thế nào và cách thực hiện ra sao. Trong bài viết này, Mactech sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về kiểu ấp này để các bạn có thể tự làm được tại nhà.

Cách ấp trứng gà bằng bóng đèn điện

Nguyên lý cách ấp trứng gà bằng bóng đèn điện

Nói về nguyên lý thì thực ra rất đơn giản. Việc ấp trứng thủ công hay ấp trứng bằng máy (bóng đèn) đều có nguyên lý là cung cấp môi trường phù hợp cho phôi trứng phát triển. Khi phát triển đủ ngày thì phôi trứng sẽ đạp vỏ ra ngoài. Ấp trứng gà cũng như vậy, môi trường ấp trứng gà phù hợp là ở nhiệt độ trung bình 37,5 độ C, độ ẩm khoảng 55 - 65% và phải thoáng để phôi trứng có thể hô hấp được. Do đó, nguyên lý của cách ấp trứng gà bằng bóng điện là sử dụng bóng điện để tạo nhiệt độ phù hợp cho trứng gà phát triển (37,5 độ C) đồng thời đảm bảo yếu tố về thoáng khí cũng như độ ẩm thích hợp để phôi trứng phát triển.
Cách ấp trứng gà bằng bóng đèn điện

Cách thực hiện

Cách ấp trứng gà bằng bóng đèn điện thực ra thì Mactech cũng đã nêu phương pháp rất cụ thể trong bài viết Cách làm lò ấp trứng gà thủ công. Theo đó, các bạn cần làm một may ap trung bằng bóng đèn và một số linh kiện khác. Để làm máy ấp tự chế bằng bóng đèn bạn chỉ cần chuẩn bị 1 thùng xốp to có nắp, 1 bóng điện sợi đốt 40W, một khay đựng nước, một quạt thổi 12 - 20 W và một vài phụ kiện như dây điện, đui đèn, phích căm là được. Sau khi chuẩn bị xong các bạn lắp đặt theo sơ đồ sau:
Cách ấp trứng gà bằng bóng đèn điện
Dùng 1 cây đũa đục khoảng 10 lỗ xung quanh thùng xốp và đục khoảng 10 lỗ ở trên nắp thùng xốp để làm chỗ thoát khí. Sau khi làm xong các bạn cắm điện cho đèn sáng và quạt gió hoạt động, cho một nhiệt kế vào trong thúng xốp và đóng nắp lại. khoảng 30 -  45 phút sau các bạn lấy nhiệt kế ra để kiểm tra nhiệt độ trong máy. Nếu nhiệt độ cao hơn 37,5 thì bạn tìm cách hạ bớt nhiệt bằng cách đục thêm vài lỗ xung quanh và trên nắp máy. Nếu nhiệt độ dưới 37,5 thì bạn bịt bớt một vài lỗ đã đục lại. Khi đo được nhiệt độ trong máy ổn định ở mức khoảng 37,5 tức là có thể bắt đầu ấp trứng.
Cách ấp trứng bằng bóng đèn
Khi ấp trứng bằng cách này, nhiệt độ các bạn đo được và thực tế sẽ có sự chênh lệch nhất định dẫn đế việc trứng nở không đều hoặc trứng gà ấp bị hư dẫn đến hiệu quả ấp không tốt. Lời khuyên cho các bạn là nên dùng một bộ điều khiển điện tử để điều khiển nhiệt độ trong máy ấp một cách tự động. Làm như vậy chất lượng ấp sẽ tăng lên đáng kể và bạn cũng không cần mất nhiều công sức để căn chỉnh nhiệt độ bên trong thùng xốp nữa. Nhiều đơn vị bán bộ điều khiển nhiệt độ này khá rẻ nên các bạn có thể đặt mua rất dễ dàng.
Cách ấp trứng gà bằng bóng đèn điện
Như vậy, cách ấp trứng gà bằng bóng đèn điện có nguyên lý và cách làm khá đơn giản. Về vấn đề hiệu quả ra sao thì còn phải tùy vào việc các bạn điều chỉnh nhiệt độ ấp chuẩn đến mức nào. Nếu nhiệt độ trong buồng ấp càng đồng đều và ổn định thì tỉ lệ nở càng tốt và ngược lại.

Trứng gà ấp bị hư là tại sao & hướng khắc phục cụ thể

Trứng gà ấp bị hư hay trứng gà ấp bị hỏng là vấn đề mà nhiều người ấp trứng mắc phải. Kể cả khi các bạn ấp trứng bằng may ap trung hay ấp trứng thủ công thì đều có thể gặp trường hợp này. Trong bài viết này, Mactech sẽ giúp các bạn tìm hiểu tại sao trứng gà ấp bị hư và hướng khắc phục cụ thể khi gặp trường hợp này.

Trứng gà ấp bị hư là tại sao & hướng khắc phục cụ thể

Tại sao trứng gà ấp bị hư

Lý do khiến trứng gà ấp bị hư có thể do nhiệt độ, trứng bị sát vỏ, phôi trứng yếu, trứng bị ướt, trứng bị dập nứt. Nói chung là có nhiều lý do khiến trứng gà bị hư khi ấp. 

1. Trứng hư do bị sát vỏ: trường hợp trứng gà bị sát vỏ chắc mọi người ấp trứng đều biết. Khi trứng bị sát vỏ sẽ khiến gà con dính vào vỏ trứng và không đạp được vỏ trứng để ra. Cuối cùng gà con sẽ bị chết ngạt ben trong không ra được.

2. Trứng bị hư do nhiệt độ ấp: nhiệt độ ấp thấp quá, cao quá hoặc không ổn định cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trứng gà bị hư. Nhiệt độ thấp phôi không đủ nhiệt để phát triển sẽ không phát triển tiếp, thời gian dài như vậy phôi sẽ bị chết. Nhiệt độ cao phôi phát triển quá nhanh khiến trứng nở sớm, sùi nước vàng và có thể chết phôi. Thậm chí nhiệt độ cao trên 40 độ C trong vài phút cũng khiến phôi bị chết ngay trong trứng.

3. Trứng gà ấp bị hư do trứng bị ướt: bên ngoài vỏ trứng có một lớp màng mỏng để bảo vệ không cho vi khuẩn xâm nhập vào trong trứng. Nếu trứng bị ướt sau đó bạn lau nước trên vỏ trứng sẽ làm mất lớp màng mỏng này và đương nhiên trứng này mang đi ấp sẽ bị hỏng.

4. Trứng bị nứt, dập vỏ: Tương tự như trường hợp trứng bị ướt ở trên, vi khuẩn sẽ theo các kẽ nứt xâm nhập vào bên trong trứng và làm trứng bị hỏng chỉ sau vài ngày ấp. 

5. Trứng hư do phôi yếu: phôi trứng yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến trưng bị hư khi ấp. Thường phôi yếu thể hiện ở tỉ lệ trứng có cồ. Sau 7 ngày đầu tiên ấp các bạn bắt đầu soi trứng. Nếu tỉ lệ trứng có phôi khoảng 70% trở lên thì chất lượng phôi tốt. Nếu tỉ lệ phôi dưới 70% thường là chất lượng trứng hơi kém.

Xem thêm: http://mayaptrungmactech.com/tong-quan-may-ap-trung/may-ap-trung-ga-mot-von-bon-loi

Trứng gà ấp bị hư là tại sao & hướng khắc phục cụ thể

Hướng khắc phục trứng gà ấp bị hư

Để khắc phục việc trứng gà ấp bị hư có nhiều cách nhưng phải tùy theo từng nguyên nhân cụ thể như vừa nêu trên. Mỗi nguyên nhân sẽ có những cách xử lý khác nhau.

1. Trứng gà bị sát vỏ: để tránh trứng bị sát vỏ các bạn nên đảm bảo máy ấp trứng tốt và có một mẹo nhỏ để trứng gà đỡ bị sát vỏ hơn đó là khi trứng gần nở thì mang trứng đi nhúng nước (lội nước). Trước ngày nở 1 - 2 ngày, mỗi ngày các bạn có trứng lội nước 1 lần. Cách làm là pha nước ấm (37 độ C) rồi tha trứng vào trong cho ướt trứng. Vớt trứng ra để tự khô rồi cho ấp bình thường.

2. Nhiệt độ không ổn định: trường hợp này các bạn cần kiểm tra kỹ máy ấp trứng và chọn mua máy ấp trứng tốt, chất lượng.

3. Trứng bị ướt: trường hợp nếu trứng bị ướt thì không được lau. Hãy để trứng khô tự nhiên thì bạn vẫn có thể ấp trứng đó được bình thường.

4. Trứng bị nứt, dập: trứng bị nứt vỏ hoặc dập vỏ các bạn nên loại ra vì trứng này ấp không nở được. Các vết nứt dập này có thể nhìn bằng mắt thường hoặc soi trứng là bạn sẽ thấy ngay.

5. Phôi yếu: trường hợp phôi yếu đều do chất lượng của gà bố mẹ và các các bạn cho phối giống. Vấn đề này Mactech không tư vấn kỹ và khuyên các bạn nên xem lại kỹ thuật nuôi gà sinh sản. 

Xem thêm: https://mactech.com.vn/may-ap-trung-ga-mactechvn

Với những nguyên nhân và cách khắc phục trứng gà ấp bị hư vừa kể trên, chúc các bạn có những mẻ ấp tốt và trứng không bị hư.

Cách ấp trứng vịt lộn đơn giản, 18 ngày là có trứng lộn ăn

Hiện nay, trứng vịt lộn đang là món ăn rất phổ biến được nhiều người yêu thích. Trứng vịt lộn rất ngon và bổ dưỡng với nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Để ấp trứng vịt lộn, các bạn chỉ cần ấp như trứng thông thường nhưng thời gian ấp ngắn hơn vào khoảng 18 ngày. Sau đây, Mactech sẽ nêu cách ấp trứng vịt lộn đơn giản để các bạn có thể tự ấp trứng vịt lộn tại nhà chỉ với 18 ngày ấp là có trứng để ăn.

Cách ấp trứng vịt lộn đơn giản, 18 ngày là có trứng lộn ăn

Cách ấp trứng vịt lộn tại nhà

Cách ấp trứng vịt lộn cũng giống như ấp trứng vịt nở thông thường. Khi ấp trứng vịt cho nở thì ấp khoảng 27 - 29 ngày trứng sẽ nở. Còn ấp làm trứng lộn thì bạn chỉ ấp khoảng 18 đến 19 ngày là có thể mang trứng lộn ra để ăn. Về quy trình ấp trứng vịt lộn Mactech sẽ nêu ra một số điểm chính sau đây. Để biết cụ thể hơn các bạn tham khảo trong bài viết Cách ấp trứng vịt bằng máy mà Mactech đã đăng tải tuần trước nhé. Sau đây là các bước cơ bản để ấp trứng vịt lộn:
  • Bước 1: Kiểm tra máy ấp trứng trước khi ấp. Đảm bảo máy hoạt động bình thường.
  • Bước 2: Vệ sinh máy ấp trứng và cài đặt nhiệt độ để ấp trứng vịt là 37,5 độ C, độ ẩm vào khoảng 55 - 65%.
  • Bước 3: Chọn trứng để ấp, nên chọn trứng có kích thước đều nhau, trứng không bị dập nứt hay rỗ vỏ. Công đoạn chọn trứng này thường bị mọi người coi nhẹ nhưng lại rất quan trọng trong cách ấp trứng vịt lộn.
  • Bước 4: Cho trứng vào map ap trung để ấp, đánh dấu ngày ấp để tiện khi lấy trứng. Nếu đặt trứng đứng thì phải đặt đầu nhỏ hướng xuống dưới, đầu to hướng lên trên. Nếu đặt trứng nằm thì bạn đặt trứng bình thường là được.
  • Bước 5: Nếu máy có chế độ đảo trứng tự động thì bạn không cần đảo trứng. Nếu máy không có tính năng đảo trự động thì cần đảo trứng 3 - 4 lần mỗi ngày.
  • Bước 6: Từ ngày ấp thứ 13, làm mát trứng mỗi ngày 1 lần. Mang trứng ra ngoài máy để 10 phút cho trứng nguội bớt, xịt nước cho ướt trứng rồi để trứng khô trong 60 phút. Mang trứng vào máy ấp tiếp.
  • Bước 7: Ấp đến ngày thứ 18 có thể lấy trứng vịt lộn ra ăn, nếu bạn muốn trứng già ngày hơn thì có thể để thêm 1 - 2 ngày.
Cách ấp trứng cút lộn
Cách ấp trứng vịt lộn bằng máy

Chọn máy ấp trứng cút lộn cho phù hợp

Cách ấp trứng vịt lộn không khó nhưng để ấp trứng vịt lộn các bạn thường không biết tính chọn máy như thế nào cho phù hợp. Thực ra cách chọn máy ấp trứng vịt lộn rất đơn giản. Các bạn có thể chọn các dòng máy giá rẻ cũng được nhưng phải đảm bảo máy hoạt động ổn định. Về loại máy to hay nhỏ thì tùy theo nhu cầu kinh doanh của bạn để lựa chọn cho phù hợp. 
Lấy ví dụ bạn ấp trứng vịt lộn trong 18 ngày sẽ mang bán, mỗi ngày bạn cần bán 50 trứng vịt lộn. Với nhu cầu như vậy thì bạn cần một máy ấp trứng với khả năng ấp được là 18 x 50 = 900 trứng mỗi lần. Tức là bạn cứ lấy số ngày ấp trứng vịt lộn nhân với số lượng trứng vịt lộn cần bán mỗi ngày thì sẽ ra được ngay công suất ấp của máy cần mua.
Thêm một ví dụ nữa cho các bạn hiểu hơn. Nếu bạn ấp trứng vịt lộn chỉ trong 19 ngày và cần 300 trứng vịt lộn bán một ngày. Như vậy, bạn cần mua máy ấp trứng với khả năng ấp 19 x 300 = 5700 trứng vịt mỗi lần. Rất đơn giản phải không nào.
Cách ấp trứng vịt lộn đơn giản, 18 ngày là có trứng lộn ăn
Với hướng dẫn về cách ấp trứng vịt lộn trên, có thể thấy việc ấp trứng vịt lộn không hề khó mà rất đơn giản. Một chú ý nhỏ với các bạn là bạn có thể mua nhiều máy ấp cỡ nhỏ chứ không cần mua máy ấp cỡ lớn sẽ tốt hơn. Nguyên nhân vì máy ấp cỡ nhỏ nếu bị hỏng thì bạn dồn trứng sang máy khác để ấp và chờ sửa máy. Nếu máy lớn mà bị hỏng thì thiệt hại kinh tế cũng tương đối nhiều.

Cách ấp trứng gà lộn, chú ý thời gian ấp cho phù hợp

Hiện nay, trứng gà lộn đang là món được nhiều người tìm mua. Trứng gà lộn không phổ biến như trứng vịt lộn nhưng ăn cũng rất ngon và bổ dưỡng. Nếu bạn đang muốn ấp trứng gà lộn tại nhà thì cách ấp trứng gà lộn sau đây sẽ giúp các bạn có ngay món trứng gà lộn ăn mà không cần phải khổ công tìm mua.

Cách ấp trứng gà lộn, chú ý thời gian ấp cho phù hợp

Cách ấp trứng gà lộn

Cách ấp trứng gà lộn cũng giống như ấp trứng gà nở thông thường. Khi ấp trứng gà cho nở thì ấp khoảng 19 - 21 ngày trứng sẽ nở. Còn ấp làm trứng lộn thì bạn chỉ ấp khoảng 13 đến 15 ngày là có thể mang trứng lộn ra để ăn. Về quy trình ấp trứng gà lộn Mactech sẽ nêu ra một số điểm chính sau đây. Để biết cụ thể hơn các bạn tham khảo trong bài viết Cách ấp trứng gà bằng máy mà Mactech đã đăng tải tuần trước nhé. Sau đây là các bước cơ bản để ấp trứng gà lộn:
  • Bước 1: Kiểm tra máy ấp trứng trước khi ấp. Đảm bảo máy hoạt động bình thường.
  • Bước 2: Vệ sinh máy ấp trứng và cài đặt nhiệt độ để ấp trứng gà là 37,5 độ C, độ ẩm vào khoảng 55 - 65%.
  • Bước 3: Chọn trứng để ấp, nên chọn trứng có kích thước đều nhau, trứng không bị dập nứt hay rỗ vỏ. Công đoạn chọn trứng này thường bị mọi người coi nhẹ nhưng lại rất quan trọng trong cách ấp trứng gà lộn.
  • Bước 4: Cho trứng vào map ap trung để ấp, đánh dấu ngày ấp để tiện khi lấy trứng. Nếu đặt trứng đứng thì phải đặt đầu nhỏ hướng xuống dưới, đầu to hướng lên trên. 
  • Bước 5: Đảo trứng định kỳ 3 - 4 lần mỗi ngày, nếu máy có chế độ đảo trứng tự động thì không cần phải đảo tay.
  • Bước 6: Ấp đến ngày thứ 13 có thể lấy trứng gà lộn ra ăn, nếu bạn muốn trứng già ngày hơn thì có thể để thêm 1 - 2 ngày.
Cách ấp trứng cút lộn
Cách ấp trứng gà lộn bằng máy

Chọn máy ấp trứng cút lộn cho phù hợp

Cách ấp trứng gà lộn không khó nhưng để ấp trứng gà lộn các bạn thường không biết tính chọn máy như thế nào cho phù hợp. Thực ra cách chọn máy ấp trứng gà lộn rất đơn giản. Các bạn có thể chọn các dòng máy giá rẻ cũng được nhưng phải đảm bảo máy hoạt động ổn định. Về loại máy to hay nhỏ thì tùy theo nhu cầu kinh doanh của bạn để lựa chọn cho phù hợp. 
Lấy ví dụ bạn ấp trứng gà lộn trong 14 ngày sẽ mang bán, mỗi ngày bạn cần bán 100 trứng gà lộn. Với nhu cầu như vậy thì bạn cần một máy ấp trứng với khả năng ấp được là 14 x 100 = 1400 trứng mỗi lần. Tức là bạn cứ lấy số ngày ấp trứng gà lộn nhân với số lượng trứng gà lộn cần bán mỗi ngày thì sẽ ra được ngay công suất ấp của máy cần mua.
Thêm một ví dụ nữa cho các bạn hiểu hơn. Nếu bạn ấp trứng gà lộn chỉ trong 13 ngày và cần 400 trứng gà lộn bán một ngày. Như vậy, bạn cần mua máy ấp trứng với khả năng ấp 13 x 400 = 5200 trứng gà mỗi lần. Rất đơn giản phải không nào.
Cách ấp trứng gà lộn, chú ý thời gian ấp cho phù hợp
Với hướng dẫn về cách ấp trứng gà lộn trên, có thể thấy việc ấp trứng gà lộn không hề khó mà rất đơn giản. Một chú ý nhỏ với các bạn là bạn có thể mua nhiều máy ấp cỡ nhỏ chứ không cần mua máy ấp cỡ lớn sẽ tốt hơn. Nguyên nhân vì máy ấp cỡ nhỏ nếu bị hỏng thì bạn dồn trứng sang máy khác để ấp và chờ sửa máy. Nếu máy lớn mà bị hỏng thì thiệt hại kinh tế cũng tương đối nhiều.

Cách ấp trứng gà nở đều, lưu ý về nhiệt độ và kích thước trứng

Nhiều bạn ấp trứng gà có hiện tượng trứng nở không đều. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân tuy nhiên để trứng gà nở đều thì cũng không phải là khó. Điểm quan trọng là các bạn chọn trứng có cùng kích thước và nhiệt độ ấp phải chuẩn. Trong bài viết này, Mactech sẽ giải thích kỹ hơn về cách ấp trứng gà nở đều để các bạn biết và áp dụng tốt trong thực tế.

Cách ấp trứng gà nở đều, lưu ý về nhiệt độ và kích thước trứng

Cách ấp trứng gà nở đều

Khi ấp trứng gà, tùy theo điều kiện ấp mà trứng có thể nở không đều nhau. Tuy nhiên, có hai yếu tố quan trọng quyết định vấn đề trứng nở có đều hay không mà các bạn có thể can thiệp được để giúp trứng nở đều. Hai yếu tố đó là nhiệt độ và kích thước của trứng.

Nhiệt độ

Khi ấp trứng nếu nhiệt độ ấp của trứng giống nhau (đồng đều ở mọi vị trí đặt trứng) thì tốc độ phát triển của phôi trứng sẽ như nhau và khi nở cũng sẽ nở đều nhau. Nếu nhiệt độ không đều thì những vị trí trứng đủ nhiệt sẽ nở đúng ngày, vị trí trứng thừa nhiệt sẽ nở sớm, vị trí trứng thiếu nhiệt sẽ nở muộn. Vì thế, nhiệt độ ấp không đều là nguyên nhân khiến trứng gà nở không đều. Nếu nhiệt độ đều trứng sẽ nở đều.
Nếu dùng máy ấp trứng để ấp thì vấn đề nhiệt độ đều hay không bạn có thể kiểm tra bằng nhiệt kế. Thường nhiệt độ trong máy ấp trứng thường khá đồng đều và nếu ấp đúng cách thì ít khi bị trường hợp trứng nở lác đác không đều. Còn nếu bạn cho gà ấp tự nhiên thì chú ý làm ổ ấp chuẩn và đảm bảo môi trường ổ ấp không bị lạnh quá hay nóng quá thì trứng sẽ nở rất đều.
Cách ấp trứng gà nở đều
Cách ấp trứng gà nở đều

Kích thước trứng

Kích thước trứng khi ấp cũng ảnh hưởng tới việc trứng nở đều hay không, những trứng to sẽ nở muộn hơn trứng nhỏ. Do đó, khi chọn trứng gà để ấp các bạn cần chú ý chọn trứng có kích thước đều nhau thì trứng sẽ nở đều. Nếu trứng mang vào ấp có kích thước không đều nhau thì việc trứng nở không đều là chuyện bình thường.
Cách ấp trứng gà nở đều
Cách ấp trứng gà nở đều
Ngoài hai yếu tố về nhiệt độ và kích thước trứng thì vẫn còn một số yếu tố ảnh hưởng đến trứng nở không đều như chất lượng phôi trứng hay độ dày của vỏ trứng. Chất lượng phôi trứng tốt sẽ nở đúng ngày, chất lượng phôi kém thường nở muộn hơn. Trứng vỏ dày sẽ nở muộn hơn trứng vỏ mỏng. Do đó, khi ấp trứng, các bạn nên chú ý vấn đề nhiệt độ ấp và chọn kích thước trứng thì trứng ấp sẽ nở đều.

Máy ấp trứng thùng xốp là gì? Có những loại nào?

Máy ấp trứng thùng xốp là loại máy ấp trứng rất quen thuộc với mọi người. Loại máy ấp này có thể nói là loại máy ấp được sử dụng cực kỳ phổ biến và cũng là dòng máy ấp tự chế đầu tiên ở Việt Nam. Theo thời gian phát triển, dù đã có nhiều thay đổi nhưng máy ấp trứng thùng xốp vẫn chiếm thị phần rất lớn hiện nay trên thị trường. Tất nhiên, vẫn có nhiều bạn không biết loại máy ấp trứng này là gì. Vì vậy, Mactech sẽ giải thích để các bạn rõ hơn và đưa ra 2 loại máy ấp trứng thùng xốp để các bạn hiểu hơn về loại máy ấp trứng này.

Máy ấp trứng thùng xốp là gì? Có những loại nào?

Máy ấp trứng thùng xốp là gì

Máy ấp trứng khi sử dụng vỏ máy bằng thùng xốp thì đều có thể gọi là máy ấp trứng thùng xốp. Một số hãng máy ấp trứng tuy có sử dụng thùng xốp là bộ phận cấu tạo nên máy nhưng bên ngoài vẫn còn một lớp vỏ nhựa, vỏ gỗ hay vỏ nhôm thì loại máy ấp đó không được gọi là máy ấp trứng thùng xốp mà phải căn cứ theo lớp vỏ bên ngoài cùng để gọi tên.
Máy ấp trứng thùng xốp là gì? Có những loại nào?

2 Loại máy ấp trứng thùng xốp bạn nên biết

Máy ấp trứng thùng xốp thực ra cũng không phải chỉ có 1 loại mà có nhiều loại. Để phân loại cụ thể thì còn tùy theo tính năng, chất liệu mà có thể gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau. Nếu phân loại cho dễ hiểu nhất thì có 2 loại máy ấp trứng thùng xốp là loại tự động và loại thủ công.
  • Máy ấp trứng thùng xốp tự động là loại máy ấp trứng sử dụng bộ điều khiển tự động dành cho máy ấp trứng. Bộ điều khiển này có thể tự động điều chỉnh nhiệt độ bên trong thùng xốp theo cài đặt của người dùng. Loại máy ấp này còn có thể chia ra loại có khay đảo tự động hoặc loại đảo tay.
  • Máy ấp trứng thùng xốp thủ công là loại máy ấp trứng tự chế không sử dụng bộ điều khiển nhiệt độ tự động. Để điều chỉnh nhiệt độ bên trong thùng xốp, người chế tạo cần thiết kế các lỗ thoát khí để nhiệt độ bên trong luôn ổn định ở mức cần ấp trứng.
Như vậy, có thể nói rằng máy ấp trứng thùng xốp là loại máy ấp trứng giá rẻ được rất nhiều người sử dụng. Loại máy này có đặc điểm chính là giá thành không cao, khả năng ấp tương đối tốt và rất quen thuộc với người dùng. Nhược điểm của loại máy ấp này có lẽ chỉ nằm ở độ bền mà thôi.

Kỹ thuật ấp trứng gà bằng thùng xốp, một số lưu ý quan trọng

Nói đến kỹ thuật ấp trứng gà bằng thùng xốp chắc có không ít bạn quan tâm vì rất nhiều ngươi đang dùng máy ấp trứng thùng xốp. Tuy nhiên, máy ấp trứng thùng xốp cũng có nhiều loại và không phải loại nào cũng có kỹ thuật ấp giống nhau. Liên quan đến cách ấp trứng gà bằng thùng xốp các bạn cần phân biệt được mình đang dùng loại máy ấp trứng thùng xốp nào và hiểu rõ kỹ thuật ấp trứng gà thì mới có thể biết được kỹ thuật ấp trứng bằng thùng xốp một cách chuẩn xác.

kỹ thuật ấp trứng gà bằng thùng xốp

Hai loại máy ấp trứng thùng xốp

Hiện nay máy ấp trứng thùng xốp có 2 loại chính các bạn cần phân biệt. Một loại là máy ấp trứng thùng xốp sử dụng bộ điều khiển điện tử và một loại là máy ấp trứng thùng xốp chỉ có bóng đèn với quạt thổi mà thôi. Chúng ta tạm gọi máy ấp trứng thùng xốp có bộ điều khiển máy ấp trứng là máy ấp trứng thùng xốp tự động, còn loại kia là máy ấp trứng thùng xốp thủ công cho dễ phân biệt. Nếu bạn đang dùng máy ấp trứng thùng xốp tự động thì cách ấp sẽ khác so với máy ấp trứng thùng xốp thủ công.
kỹ thuật ấp trứng gà bằng thùng xốp

Kỹ thuật ấp trứng gà bằng thùng xốp

Khi bạn dùng máy ấp trứng thùng xốp tự động, kỹ thuật ấp trứng không khác gì so với máy ấp trứng tự động thông thường. Nếu nói có điểm khác biệt thì máy ấp trứng thùng xốp có thể sẽ không có hệ thống đảo trứng tự động mà thôi. Do đó, nếu bạn dùng máy ấp trứng thùng xốp tự động thì bạn nên tham khảo bài viết Kỹ thuật ấp trứng gà bằng máy để hiểu rõ hơn về cách ấp. 
Khi các bạn dùng máy ấp trứng thùng xốp thủ công để ấp thì quy trình cũng giống hệt như cách ấp bằng máy nhưng bạn cần phải lưu ý một số điểm sau đây:
  • Nhiệt độ của máy ấp trứng thùng xốp thủ công có thể không được ổn định nên cần thường xuyên dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ trong thùng xốp, đảm bảo trứng có nhiệt độ ấp luôn phù hợp.
  • Khi điều chỉnh nhiệt độ của máy ấp trứng thùng xốp thủ công, các bạn cần lưu ý điều chỉnh từng chút một vì chỉ cần chênh lệch 0,1 độ C cũng ảnh hưởng tương đối nhiều tới thời gian nở của trứng. Nếu nhiệt độ sai lệch 0,1 độ C thì trứng sẽ nở sớm hoặc muộn hơn so với nhiệt độ chuẩn khoảng chừng 1 ngày.
  • Máy ấp trứng thùng xốp thủ công sẽ không có khay trứng và không có khay đảo trứng tự động nên khi đặt trứng vào trong thùng xốp các bạn có thể đặt trứng nằm hoặc đứng đều được nhưng cần chú ý nếu đặt trứng đứng thì đầu to phải hướng lên trên đầu nhỏ hướng xuống dưới. Về phần hệ thống đảo tự động. Bạn có thể đảo tay thay cho đảo tự động mỗi ngày 3 - 4 lần là được.
kỹ thuật ấp trứng gà bằng thùng xốp
Như vậy, có thể thấy rằng kỹ thuật ấp trứng gà bằng thùng xốp không khác gì so với kỹ thuật ấp trứng gà bằng máy thông thường. Điểm khác biệt chủ yếu nằm ở việc máy ấp trứng có nhiều tính năng tự động hơn mà thôi. Nếu bạn muốn ấp trứng cho hiệu quả cao mà lại nhàn thì tốt nhất nên dùng máy ấp trứng tự động hay máy ấp trứng thùng xốp tự động. Còn nếu bạn muốn tự mày mò chế máy ấp trứng thì có thể cân nhắc chọn dòng máy ấp trứng thùng xốp thủ công.

Kỹ thuật ấp trứng gà bằng điện là gì? Ấp bằng điện có phải dùng bóng đèn không

Nhiều bạn khi tìm thông tin về kỹ thuật ấp trứng gà hay cách ấp trứng gà có hỏi về kỹ thuật ấp trứng gà bằng điện. Thông thường, trong kỹ thuật ấp trứng gà chia ra cách ấp trứng gà thủ công và cách ấp trứng gà bằng máy. Còn ấp trứng gà bằng điện thì nghe có vẻ khá lạ nên khi thấy câu hỏi này nhiều bạn cũng thắc mắc ấp bằng điện có phải là ấp bằng bóng đèn hay không. Trong bài viết này, Mactech sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Kỹ thuật ấp trứng gà bằng điện là gì

Kỹ thuật ấp trứng gà bằng điện là gì

Ấp trứng gà bằng điện có thể hiểu là kiểu ấp trứng gà có sử dụng điện để ấp trứng. Theo một số bạn đặt câu hỏi này cho Mactech thì hầu hết các bạn đặt câu hỏi đều có ý hỏi về cách ấp trứng gà máy ấp trứng tự chế. Tuy nhiên, do cách đặt câu hỏi nên có phần hơi khó hiểu làm nhiều người hiểu nhầm. Nguyên nhân các bạn hiểu nhầm là do ấp trứng gà bằng điện nếu chỉ dùng bóng đèn thì đây là một cách ấp trứng thủ công. Ngược lại, nếu dùng bóng đèn nhưng kết hợp với bộ điều khiển nhiệt thì lại thành máy ấp trứng tự động. Điểm này khiến nhiều bạn cảm thấy khó hiểu khi nói tới kỹ thuật ấp trứng gà bằng điện.
Về vấn đề ấp trứng gà bằng điện như thế nào thì các bạn có thể xem thêm các bài viết khác của Mactech để hiểu rõ hơn. Tùy vào việc bạn dùng điện như thế nào để ấp mà sẽ có những kỹ thuật cụ thể với từng cách. Chi tiết bạn xem thêm trong các bài viết sau:

Ấp bằng điện có phải dùng bóng đèn không

Nếu bạn thắc mắc ấp trứng gà bằng điện có phải dùng bóng đèn không thì câu trà lời là tùy vào cách bạn tạo máy ấp trứng. Thông thường, để làm máy ấp trứng tự chế thì dùng bóng đèn sợi đốt là tốt nhất vì giá rẻ, dễ mua nhưng nếu có điều kiện bạn dùng bóng đèn halogen chuyên dùng ấp trứng cũng không sao. Thậm chí bạn có thể thiết kế thanh nhiệt điện trở để làm nguồn nhiệt cũng không vấn đề gì. Quan trọng là làm sao để nhiệt độ bên trong buồng ấp ổn định là ok.
Kỹ thuật ấp trứng gà bằng điện là gì
Như vậy, với những thông tin trên, có thể thấy rằng cách ấp trứng bằng điện chẳng qua là cách nói khác của cách ấp trứng bằng bóng đèn. Nếu bạn đang thắc mắc câu hỏi này thì nên hỏi thật chính xác để tránh việc mọi người bị hiểu nhầm dẫn đến khó trả lời cụ thể.

Kỹ thuật ấp trứng gà bằng bóng đèn, một số lưu ý để cho tỉ lệ nở tốt

Trong bài viết này, Mactech sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật ấp trứng gà bằng bóng đèn hiệu quả cho tỉ lệ nở cao. Để ấp trứng gà bằng bóng đèn, các bạn cần chuẩn bị bóng đèn, thùng xốp, khay đựng nước và một quạt thổi để làm một may ap trung đơn giản. Nếu bạn làm được máy ấp này chuẩn bao nhiêu thì tỉ lệ nở sẽ tốt bấy nhiêu và ngược lại. Tất nhiên, bạn cũng cần tuân thủ đúng kỹ thuật ấp để đảm bảo phôi trứng phát triển tốt nhất.

    Kỹ thuật ấp trứng gà bằng bóng đèn

    Kỹ thuật ấp trứng gà bằng bóng đèn

    Như vừa nói ở trên, để ấp trứng gà bằng đèn thì các bạn cần làm một máy ấp trứng gà đơn giản bằng bóng đèn để ấp. Muốn ấp trứng gà cho tỉ lệ nở cao thì máy ấp trứng tự chê này phải chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm cũng như khả năng thông thoáng nhất định cho trứng phát triển.
    Để làm một máy ấp trứng đơn giản bằng bóng đèn các bạn cần chuẩn bị một bóng đèn sợi đốt 40W, một thùng xốp có nắp, một quạt thổi và một khay hoặc bát đựng nước. Cách làm cụ thể Mactech đã hướng dẫn chi tiết trong bài viết Cách làm máy ấp trứng gà đơn giản. Trong bài viết này Mactech sẽ không nhắc lại về cách làm máy ấp trứng tự chế nữa, các bạn tham khảo cụ thể trong bài viết đó để hiểu rõ hơn. Khi làm máy ấp trứng tự chế, các bạn cần chú ý đảm bảo được nhiệt độ bên trong là 37,5 độ C, độ ẩm trong khoảng 55 - 65% và có lỗ thoát khí để phôi trứng có không khí để hô hấp.
    Cách ấp trứng cút bằng đèn hiệu quả cho tỉ lệ nở cao
    Sau khi đã làm xong máy ấp trứng gà như hướng dẫn ở trên, kỹ thuật ấp trứng gà bằng bóng đèn không khác gì so với kỹ thuật ấp trứng gà bằng máy. Các bạn cũng cần làm đầy đủ các bước như sau:
    1. Chọn trứng: trứng trước khi ấp cần chọn quả có kích thước đồng đều, không quá to, không quá nhỏ, trứng không bị rạn, nứt hay rỗ vỏ.
    2. Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm bên trong thùng xốp phù hợp để ấp trứng gà. Nhiệt độ ấp trứng gà phù hợp nhất là 37,5 độ C và độ ẩm trong khoảng 55 - 65%.
    3. Trải một lớp trấu trong thùng xốp để đặt trứng. Đặt trứng nằm hoặc đứng đều được nhưng nếu đặt trứng đứng thì đầu to phải hướng lên trên, đầu nhỏ hướng xuống dưới.
    4. Đảm bảo đảo trứng 3 - 4 lần mỗi ngày để phôi trứng không bị dính vỏ.
    5. Đổ đầy nước trong khay, khi nước sắp cạn hết cần đổ thêm nước để đảm bảo độ ẩm bên trong thùng xốp.
    6. Soi trứng vào ngày ấp thứ 7 để loại các trứng gà không có trống, trứng bị ung chết phôi.
    7. Trứng gà sẽ bắt đầu mổ vỏ vào khoảng ngày ấp thứ 20. Sau 24 - 36 giờ gà sẽ đạp được vỏ trứng để ra ngoài. Sau khi gà nở, bạn để gà trong thùng xốp khoảng 4 - 5 tiếng cho gà khô lông sau đó chuyển sang chuồng úm.
    Kỹ thuật ấp trứng gà bằng bóng đèn
    Kỹ thuật ấp trứng gà bằng bóng đèn

    Một vài lưu ý khi ấp trứng cút bằng đèn

    • Công đoạn chọn trứng nếu bạn chọn trứng có kích thước không đều nhau thì sẽ xuất hiện tình trạng trứng nở không đều có quả nở trước có quả nở sau.
    • Thường xuyên dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ ấp bên trong máy đảm bảo nhiệt độ luôn duy trì ổn định. 
    • Nếu trứng nở trước ngày 19 là nở sớm, các bạn đục thêm một vài lỗ trên thùng xốp để giảm nhiệt độ bên trong giúp trứng nở đúng ngày hơn. Nếu trứng qua ngày 21 chưa nở là nở muộn. Bạn có thể bịt bớt vài lỗ thông khí trên thùng xốp để trứng nở nhanh hơn.
    • Trường hợp bị mất điện vài tiếng không có vấn gì. Nếu mất điện quá 10 tiếng trứng có thể sẽ bị ảnh hưởng.
    Với những thông tin trên, chắc các bạn đã biết cách ấp trứng gà bằng bóng đèn hiệu quả cho tỉ lệ nở cao rồi phải không. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy để lại comment để được giải đáp sớm nhất.

    Cách ấp trứng cút bằng đèn hiệu quả cho tỉ lệ nở cao

    Nhiều bạn thắc mắc vấn đề làm sao để ấp trứng cút bằng đèn hiệu quả cho tỉ lệ nở cao. Vấn đề này thực ra không phải khó nhưng cũng không hề dễ vì để ấp bằng đèn cho hiệu quả tốt các bạn cần phải làm được một máy ấp trứng tự chế đơn giản. Nếu bạn làm máy ấp này chuẩn thì tỉ lệ nở sẽ cao và ngược lại. Trong bài viết này, Mactech sẽ hướng dẫn các bạn cách ấp trứng cút bằng đèn hiệu quả cho tỉ lệ nở cao.

    Cách ấp trứng cút bằng đèn hiệu quả cho tỉ lệ nở cao

    Cách ấp trứng cút bằng đèn hiệu quả cho tỉ lệ nở cao

    Như vừa nói ở trên, để ấp trứng cút bằng đèn thì tương đương với việc các bạn cần làm một máy ấp trứng cút đơn giản bằng bóng đèn để ấp. Muốn ấp cho tỉ lệ nở cao thì ngoài việc bạn ấp đúng kỹ thuật, máy ấp tự chế phải chuẩn về nhiệt độ cũng như độ ẩm không được quá thấp. Để làm một máy ấp trứng tự động thì tương đối khó nhưng nếu chỉ làm máy ấp đơn giản bằng bóng đèn thì rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một bóng đèn sợi đốt 40W, một thùng xốp, một quạt thổi và một khay hoặc bát đựng nước là được. Cách làm cụ thể bạn xem trong bài viết Cách làm máy ấp trứng gà đơn giản để hiểu rõ hơn. Khi làm máy ấp trứng tự chế, các bạn cần lưu ý nhiệt độ ấp cần điều chỉnh là 37,3 độ C và độ ẩm khi ấp vào khoảng 55% trở lên là được.
    Cách ấp trứng cút bằng đèn hiệu quả cho tỉ lệ nở cao
    Cách ấp trứng cút bằng đèn hiệu quả cho tỉ lệ nở cao
    Trong quá trình ấp trứng cút bằng đèn, các bạn cần lưu ý thực hiện ấp đúng kỹ thuật ấp:
    1. Chọn trứng có kích thước đồng đều không bị rạn, nứt hay rỗ vỏ.
    2. Đảm bảo nhiệt độ bên trong thùng xốp không quá cao, không quá thấp duy trì ở mức 37,3 độ C.
    3. Đặt trứng nằm hoặc đứng đều được nhưng nếu đặt trứng đứng thì đầu to phải hướng lên trên.
    4. Đảo trứng 3 - 4 lần mỗi ngày.
    5. Đảm bảo nước trong khay chứa nước không bị cạn hết.
    6. Soi trứng vào ngày ấp thứ 7 để loại các trứng bị nứt vỏ, trứng không có phôi, trứng bị ung chết phôi.
    7. Trứng sẽ bắt đầu nở vào khoảng ngày 17. Nếu trứng nở trước ngày 16 thì có thể nhiệt độ ấp hơi bị nóng, nên giảm nhiệt độ ấp một chút (0,1 độ C). Nếu trứng qua ngày 18 chưa nở thì có thể do nhiệt ấp bị thấp, nên tăng nhiệ độ ấp một chút (0,1 độ C) để trứng nở tốt hơn.
    Cách ấp trứng cút bằng đèn hiệu quả cho tỉ lệ nở cao
    Cách ấp trứng cút bằng đèn hiệu quả cho tỉ lệ nở cao

    Một vài lưu ý khi ấp trứng cút bằng đèn

    • Công đoạn chọn trứng nếu bạn chọn trứng có kích thước không đều nhau thì sẽ xuất hiện tình trạng trứng nở không đều có quả nở trước có quả nở sau.
    • Thường xuyên dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ ấp bên trong máy đảm bảo nhiệt độ luôn duy trì ổn định. Nếu nhiệt độ quá cao trong thời gian vài tiếng cũng có thể khiến trứng bị hỏng toàn bộ. Khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ, nên cho nhiệt kế vào trong vỏ nhựa để đo sẽ cho kết quả chính xác hơn.
    • Trường hợp bị mất điện vài tiếng không có vấn gì. Nếu mất điện quá 10 tiếng trứng có thể sẽ bị ảnh hưởng.
    Với những thông tin trên, chắc các bạn đã biết cách ấp trứng cút bằng đèn hiệu quả cho tỉ lệ nở cao rồi phải không. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy để lại comment để được giải đáp sớm nhất.

    Máy ấp trứng cút mini Mactech, ấp tối đa 100 - 400 trứng cút mỗi lần

    Máy ấp trứng cút mini Mactech là loại máy ấp trứng mini với cơ chế đảo trứng tự động giúp người dùng không cần phải đảo tay rất tiện lợi. Ngoài ra, máy ấp trứng chim cút mini của Mactech đều là loại máy ấp trứng đa kỳ có khả năng ấp liên tục tuần hoàn cho tỉ lệ ấp nở cao lên đến 95%. Hiện Mactech có 3 loại máy ấp trứng thuộc dòng mini các bạn có thể tham khảo ngay sau đây.
    Máy ấp trứng cút mini Mactech

    Các loại máy ấp trứng cút mini Mactech

    Máy ấp trứng cút mini 50 trứng Mactech

    • Kích thước: 43 x 40 x 50 cm
    • Trọng lượng máy: 14 kg
    • Vỏ máy: làm từ gỗ phủ nhựa melamin cao cấp dày 2 cm
    • Đảo trứng: đảo trứng tự động
    • Khay trứng: 1 khay trứng bằng nhựa
    • Công suất lớn nhất: 150W
    • Công suất trung bình: 35w
    • Khả năng ấp: 100 trứng cút
    • Bảo hành: 12 tháng
    • Giá máy: xem giá máy mới nhất
    Lò ấp trứng mini Mactech, ấp đa kỳ, tỉ lệ ấp nở 80 - 95%

    Máy ấp trứng cút mini 100 trứng Mactech

    • Kích thước: 43 x 40 x 60 cm
    • Khối lượng máy: 18 kg
    • Vỏ máy ấp: làm từ gỗ phủ nhựa melamin cao cấp dày 2 cm
    • Khay trứng: 2 khay trứng bằng nhựa
    • Đảo trứng: đảo tự động
    • Công suất lớn nhất: 150W
    • Công suất trung bình: 35w
    • Khả năng ấp: 200 trứng cút
    • Bảo hành: 12 tháng
    • Giá máy: xem giá máy mới nhất
    Lò ấp trứng mini Mactech, ấp đa kỳ, tỉ lệ ấp nở 80 - 95%

    Máy ấp trứng cút mini 200 trứng Mactech

    • Kích thước: 43 x 40 x 80 cm
    • Khối lượng máy: 24 kg
    • Khay trứng: 4 khay trứng bằng nhựa
    • Vỏ máy: làm từ gỗ phủ nhựa melamin cao cấp dày 2 cm
    • Đảo trứng tự động: đảo trứng tự động 2 giờ/lần
    • Công suất lớn nhất: 150W
    • Công suất trung bình: 40w
    • Khả năng ấp: 400 trứng cút
    • Bảo hành: 12 tháng
    • Giá máy: xem giá máy mới nhất
    Lò ấp trứng mini Mactech, ấp đa kỳ, tỉ lệ ấp nở 80 - 95%

    Ưu điểm nổi bật của máy ấp trứng cút mini Mactech

    • Thương hiệu uy tín được người tiêu dùng đánh giá cao
    • Lò ấp trứng Mactech loại mini được thiết kế với vỏ gỗ cao cấp phủ nhựa chống ẩm với mẫu mã đẹp, thiết kế chắc chắn
    • Cánh cửa có khóa tiện lợi
    • Cơ chế đảo trứng tự động theo kiểu đảo nghiêng hiện đại
    • Bộ điều khiển máy ấp trứng được Mactech thiết kế không phải hàng Trung Quốc
    • Quy trình ấp đa kỳ tiện lợi
    • Tỉ lệ nở cao 95%
    • Ấp được tới 400 trứng cút mỗi lần
    • Giao hàng toàn quốc
    • Bảo hành 12 tháng thay thế linh kiện miễn phí

    Mua lò ấp trứng Mactech ở đâu

    Để mua lò ấp trứng cút Mactech, các bạn hãy tới trụ sở của Mactech tại Hà Nội hoặc chi nhánh TP HCM để được trực tiếp chọn mua:
    • Trụ sở Hà Nội: Số 42, ngõ 193 Định Công Hạ, Hoàng Mai, Hà Nội
    • Chi nhánh 1 TP HCM: 224/13/1 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
    • Chi nhánh 2 TP HCM: C68/2, Đường số 2, Ấp Mỹ Hòa, xã Xuân Thới Đông, huyện Hooc Môn, TP.HCM
    Nếu bạn ở xa muốn đặt mua máy ấp trứng cút mini Mactech, hãy gọi ngay hotline để được tư vấn và đặt mua với mức giá tốt nhất. Nếu bạn thắc mắc về vấn đề kỹ thuật ấp trứng cút, hãy để lại comment để Mactech giúp bạn giải đáp trong thời gian nhanh nhất.


    logo mactech
    Trụ sở Mactech Việt Nam
    • Địa chỉ: Số 42, ngõ 193 Định Công Hạ, Hoàng Mai, Hà Nội
    • Hotline: 0987.103.963
    • Email: mactechvietnam@gmail.com
    Chi nhánh TP HCM
    • Chi nhánh 1 TP HCM: 224/13/1 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP HCM
    • SĐT: 0989.003.996

    • Chi nhánh 2 TP HCM: C68/2 Đường số 2, Ấp Mỹ Hòa, Xuân Thới Đông, Hooc Môn, TP HCM
    • SĐT: 0986.890.832